- Theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014, Luật đã cấm sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. Quy định này được hướng dẫn chi tiết tại khoản 7 Điều 80 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở về xử lý chuyển tiếp đối với việc phát triển và quản lý nhà ở:
- “Trường hợp trong giấy tờ đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi sử dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh này phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là căn hộ chung cư trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục điều chỉnh lại địa điểm kinh doanh ghi trong giấy tờ đăng ký kinh doanh đã cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sang địa điểm khác trong thời hạn quy định tại Khoản này; quá thời hạn quy định tại Khoản này thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn hộ chung cư”.
- Đối với những tòa nhà chung cư hỗn hợp văn phòng mà có phân định khu vực để sử dụng cho mục đích kinh doanh, thương mại riêng và khu vực để ở riêng, nếu doanh nghiệp sử dụng phần diện tích có mục đích kinh doanh, thương mại để đặt trụ sở chính sẽ không trái với quy định của pháp luật.
Những trường hợp sau đây không được phép kinh doanh tại chung cư dùng để kinh doanh hoặc vừa để ở như:
- Kinh doanh vật liệu gây cháy nổ và các ngành, nghề gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người sử dụng nhà chung cư.
- Kinh doanh vũ trường.
- Kinh doanh sửa chữa xe có động cơ.
- Kinh doanh giết mổ gia súc.
- Kinh doanh các dịch vụ gây ô nhiễm khác.
- Các ngành, nghề kinh doanh bị hạn chế đối với những chung cư dạng này là: dịch vụ nhà hàng, karaoke, quán bar (nếu kinh doanh phải đảm bảo cách âm, phòng chống cháy nổ và có nơi thoát hiểm).
- Còn dạng chung cư dùng để ở thì không được phép đăng ký kinh doanh.
- Quy định này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh của Việt Nam mà còn áp dụng cho các doanh nghiệp nước ngoài khi có các dự án đầu tư, thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam.
2. Cần phải xem xét loại hình mà bạn định kinh doanh có được phép thực hiện trên địa điểm đó không?
- Cần phải tìm hiểu rõ địa bàn mà bạn định chọn là địa điểm kinh doanh có cho phép kinh doanh ngành, nghề mà bạn định kinh doanh không.
- Vì thực tế, có 1 số địa bàn không cho phép kinh doanh một số ngành, nghề nhất định với lý do nếu cho phép kinh doanh ngành, nghề đó sẽ ảnh hưởng đến an ninh, trật tự hay an toàn sức khỏe của người dân.
3. Xem địa điểm kinh doanh đó có phù hợp với điều kiện ngành, nghề định kinh doanh hay không?
- Chẳng hạn như nếu bạn buôn bán, sản xuất thực phẩm thì bạn phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về địa điểm kinh doanh quy định tại Nghị định 67/2016/NĐ-CP.
4. Địa điểm kinh doanh bắt buộc phải treo biển hiệu
-
Biển hiệu phải đảm bảo cung cấp đủ thông tin sau:
- Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có).
- Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Địa chỉ, điện thoại.
Lưu ý về kích thước
Biển hiệu ngang:
- Chiều cao tối đa 02 m.
- Chiều dài tối đa ngang mặt tiền nhà.
Biển hiệu dọc:
- Chiều ngang tối đa 01 m.
- Chiều cao tối đa 04 m.
- Không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
- Ngoài ra, lựa chọn trụ sở doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn trụ sở là nhà có sổ đỏ và hợp đồng thuê trụ sở nếu là trụ sở thuê nhằm chứng minh quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu hợp pháp đối với trụ sở khi cơ quan thuế xuống kiểm tra trụ sở.
- Trên đây là một số điều công ty Luật Tân Hoàng Invest khuyên quý vị cần lưu ý về việc địa chỉ đặt trụ sở công ty. Chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho các chủ trong nghiệp trong các vấn đề quyết định đăng ký trụ sở chính của công ty mình ngay từ ban đầu, nhằm tránh các rắc rối về sau.